Thiếu hụt vitamin ở trẻ

Categorized as Chăm sóc trẻ
Thiếu hụt vitamin ở trẻ

Thiếu hụt vitamin ở trẻ như thế nào? Có nên bổ sung vitamin cho trẻ hay không? Và cần lưu ý những gì khi bổ sung vitamin cho trẻ?

Bố mẹ cùng tham bài viết được mẹ Tép dịch từ chuyên trang BabyCenter nhé!

Có nên cho trẻ uống bổ sung vitamin?

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc bổ sung vitamin hay khoáng chất cho trẻ hàng ngày. Ví dụ, Viện Nhi hoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên rằng chỉ cho trẻ bổ sung theo chỉ định của bác sỹ. AAP cho rằng hầu hết trẻ em không cần bổ sung vì vitamin có trong rất nhiều loại thức ăn thông thường.

Tuy nhiên, AAP thừa nhận rằng việc bổ sung vitamin không gây bất kỳ ảnh hưởng nào miễn là không vượt quá nhu cầu dưỡng chất hàng ngày theo chế độ ăn uống khuyến nghị (RDA) về vitamin hay khoáng chất.

Nhiều chuyên gia khác thì tin rằng bổ sung vitamin hàng ngày là cách hiệu quả để bù vào những thiếu hụt dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.

Phần lớn các chuyên gia đồng ý rằng:

  • Bổ sung vitamin hàng ngày không gây hại nếu nó không vượt quá mức khuyến nghị của bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào.
  • Một số trẻ – ví dụ như trẻ ăn chay hoặc mẫn cảm với thực phẩm – có thể cần bổ sung hàng ngày để đáp ứng nhu cầu cho một số loại vitamin hoặc khoáng chất nhất định.
  • Thực phẩm bổ sung không phải là sự thay thế hoàn toàn cho thức ăn và không bao giờ nên được sử dụng để biện minh cho chế độ ăn nghèo nàn. Nếu con của bạn không ăn tốt, hãy cho bé uống bổ sung vitamin tổng hợp đồng thời tìm cách cải thiện thói quen ăn uống của bé.

Kết luận: Nếu bạn đang lo ngại bé nhà mình không hấp thu đủ lượng vitamin cần thiết so với chế độ dinh dưỡng cân bằng*, việc bổ sung vitamin tổng hợp hay khoáng chất hàng ngày là cũng không ảnh hưởng gì.

* được khuyến khích bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Bố mẹ nên bổ sung loại vitamin nào cho bé?

Câu trả lời là bất kỳ loại vitamin tổng hợp nào (dạng nhai hoặc uống) trừ khi bé nhà bạn có nhu cầu đặc biệt. Ví dụ, nếu bé nhà bạn ăn chay, bạn sẽ muốn đảm bảo bổ sung được vitamin B12 và vitamin D, cùng với riboflavin và can-xi, những nhóm chất thiếu hụt trong chế độ ăn. Nếu có chỉ định về việc trẻ thiếu máu, bác sỹ có thể sẽ khuyến nghị bổ sung một lượng sắt cụ thể cho bé.

Trẻ dưới 4 tuổi có thể không nghiền nát được thức ăn khi nhai, vì thế bổ sung vitamin dạng lỏng là cách ngăn ngừa nguy cơ gây hóc, nghẹt thở.

Trẻ cũng thường không hấp thu đủ vitamin D, vì thế AAP khuyến khích hầu hết các trẻ – từ sơ sinh đến thiếu niên – cần bổ sung 400 IU vitamin D.

Lưu ý rằng các nguồn bổ sung thường không chứa đủ 100% các loại vitamin và khoáng chất, vì vậy bố mẹ sẽ vẫn cần phải đảm bảo cho bé hấp thụ những vitamin và hoặc chất cần thiết từ các nguồn thực phẩm khác.

Nếu bé không uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, và chỉ nhận được khoảng 15 – 20% lượng canxi yêu cầu từ nguồn bổ sung, thì bố mẹ cần tìm các nguồn thực phẩm khác cho bé, ví dụ như nước cam ép có tăng cường canxi.

Khi lựa chọn nguồn bổ sung vitamin cho trẻ, bố mẹ hãy đọc kỹ thông tin trên nhãn. Một nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ chỉ ra khi bổ sung vitamin cho những trẻ em có chế độ ăn thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, vô tình lại cung cấp vượt mức lượng vitamin A, a-xit folic và kẽm khuyến nghị cho trẻ. Vì thế bố mẹ hãy đảm bảo bổ sung những dưỡng chất này đúng mức trừ khi bác sỹ có yêu cầu khác.

Cũng lưu ý rằng chất lượng và số lượng vitamin sẽ khác nhau giữa các dòng sản phẩm khác nhau.

Không thay thế nguồn bổ sung vitamin bằng đồ uống vitamin. Thường thì các đồ uống vitamin (bao gồm cả nước tăng lực và đồ uống thể thao) đều chứa cafein và có thêm đường.

Không cho trẻ dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo mỗi ngày của sản phẩm với suy nghĩ nhiều hơn sẽ tốt hơn. Đây là cách suy nghĩ nguy hiểm khi áp dụng với vitamin. Bởi việc bổ sung quá nhiều một số vitamin nhất định có thể ngăn cản việc hấp thụ những vitamin khác, gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.

Cảnh báo về việc bổ sung vitamin?

Vitamin bổ sung được điều chế để thu hút trẻ em và thường giống với kẹo, vì vậy nhiều bé sẽ thích ăn nhiều lần nếu có cơ hội. Nhưng quá nhiều vitamin và khoáng chất nhất định (đặc biệt là sắt) có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Vì thế hãy coi vitamin như là các thuốc khác. Hãy đảm bảo nắp đậy chặt và tốt nhất là tránh xa tầm tay của trẻ.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ tự ăn vitamin, ngay cả khi không chứa sắt, để an toàn, hãy đưa trẻ đi kiểm tra ngộ độc.

Bài viết gốc: The lowdown on children’s vitamins

By Tâm Bùi

Mẹ của Tép

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *