Tép đã qua giai đoạn ăn dặm từ 5,5-7 tháng tuổi rồi. Con bắt đầu ăn dặm như thế nào, các mẹ có thể đọc lại bài này nhé: Cho bé ăn dặm: Cùng mẹ Tép tìm hiểu nhé.
Trong bài viết này, mẹ Tép sẽ tiếp tục chia sẻ về giai đoạn ăn dặm tiếp theo mình sẽ áp dụng với Tép. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Lợi ích của việc ăn dặm tự chỉ huy
Các mẹ có lẽ cũng đã quen với khái niệm ăn dặm tự chỉ huy (hay Baby-Led Weaning) này rồi. BLW đơn giản là để bé tự ăn bằng cách cầm nắm thức ăn cho vào miệng. Dưới đây là những lợi ích có được khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy:
- Bé tham gia bữa ăn cùng gia đình.
- Bé có thể làm quen và ăn đa dạng mọi loại thức ăn.
- Tập ăn sớm cũng có thể giúp bé sẽ không bị biếng ăn về sau.
Khi bé có thể tự ngồi vững, thẳng lưng và cổ, tay cầm nắm bốc được là dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng để học ăn dặm tự chỉ huy.
Bé làm quen với ăn dặm tự chỉ huy
Ngoài 2 bữa chính là cháo rau thịt nhuyễn, mình thường cho Tép tự cầm rau ăn cùng gia đình vào bữa trưa. Bé làm quen với việc cầm nắm, tự ăn một số loại rau như bắp cải, su su, súp lơ xanh… Mới đầu bé cầm nắm bỏ vào miệng có thể còn chưa chính xác, dễ bị rơi và cũng chưa biết nhai. Khi cắn được miếng nào đó, bé nuốt vào hay bị nghẹn và oẹ ra. Sau vài lần, Tép đã quen cầm nắm ăn rau tốt hơn, biết cách nhai kỹ thức ăn và đẩy miếng thức ăn to quá ra để không bị nghẹn nữa.
[su_note note_color=”#FDF2D9″]
Mẹ cần chú ý khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy:
- Đảm bảo bé ngồi thẳng trên ghế ăn dặm
- Hạn chế những thứ gây mất trung như tivi, smartphone,…
- Không cắt đồ ăn quá nhỏ
- Ở cạnh quan sát khi bé ăn
[/su_note]
Chuẩn bị đồ ăn cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Ở giai đoạn sau 7 tháng tuổi này, các mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn bốc các loại thức ăn khác như thịt, trứng, cơm nắm.
Những loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn
Các mẹ tham khảo thêm thực phẩm cho bé ở giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi ở bài tìm hiểu cho bé ăn dặm.
- Những loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi
- Thịt lợn, bò, gà hoặc cá nấu chín mềm
- Lòng đỏ trứng nấu hoặc luộc chín
- Đậu lăng hoặc các loại đậu nấu chín
- Bánh mỳ
- Trái bơ chín
- Bơ hạt không muối
Không nên cho bé ăn bánh quy ngọt hay các loại bánh nướng khô. Những loại bánh này không cung cấp cho bé yêu nhiều chất dinh dưỡng, ngược lại còn tạo cho bé thói quen ăn vặt, ăn ngọt.
Theo Baby Center
[su_note note_color=”#FDF2D9″]
Lưu ý:
- Hình dáng các loại thức ăn rau, thịt, cơm… nên làm thành dạng miếng dài (dạng như ngón tay) để bé dễ cầm nắm khi ăn.
- Cẩn thận khi cho bé ăn những loại củ quả có hình dáng tròn nhỏ như cà chua bi, nho, nhãn… bằng cách cắt chúng ra thành miếng. Không để nguyên quả cho bé cầm vì rất dễ tuột vào cổ họng gây hóc nghẹn, nguy hiểm.
- Ở giai đoạn này, thay cháo nhuyễn thành cháo hạt nấu với rau, thịt hoặc trứng.
[/su_note]
1. Trứng:
Chỉ lấy lòng đỏ trứng, đánh tan rồi chiên lên cắt dạng sợi.*
*Trẻ trên 10 tháng tuổi có thể ăn được cả lòng đỏ và lòng trắng trứng
2. Các loại thịt (bò, heo, gà):
Thời gian đầu tập làm quen, các mẹ xé nhỏ dạng sợi.
Sau khi bé đã ăn tốt, mẹ có thể chọn chế biến cho bé ăn theo 2 cách:
- Cách 1: Hấp hoặc luộc chín, cắt dạng miếng dài.
- Cách 2: Xay thịt rồi viên lại dạng cục dài.
Đối với đùi gà, bỏ thịt đi chỉ để lại 1 ít thịt dính trên xương rồi đưa cho bé gặm ăn. Dần dần khi bé quen, mẹ tăng lượng thịt lên. Cứ như thế tới khoảng 8-9 tháng các bé có thể cầm ăn ngon lành cả đùi gà đấy các mẹ ạ.
3. Cơm:
Nấu chín, tán nhuyễn cơm rồi viên lại thành miếng dài.
Các mẹ có thể rang mè hoặc 1 số loại đậu rồi xay ra, lăn viên cơm với mè hoặc đậu để thay đổi khẩu vị và tăng lượng chất dinh dưỡng cũng như đẹp mắt hơn cho món ăn nhé.
4. Các loại rau:
Hấp chín, cắt miếng dài.
5. Trái cây:
Cho ăn các loại trái cây như chuối, táo, nho, đu đủ, bơ… trước, tránh cho ăn những loại ngọt quá như mít, sầu riêng.. trước vì sẽ khiến trẻ thích ăn ngọt hơn và biếng ăn những loại quả khác.
Thời gian biểu gợi ý cho bữa ăn của bé
[su_table]
9h00 | Bữa chính – Cháo thịt rau nấu mềm |
11h30 | Ăn dặm tự chỉ huy với rau, thịt hoặc trứng |
15h00 | Bữa phụ – Trái cây hoặc sữa chua |
19h00 | Bữa chính – Cháo thịt rau nấu mềm |
[/su_table]
Khi bé được 10 tháng tuổi, sẽ tăng thành 3 bữa ăn chính. Các mẹ nhớ cho bé ăn bữa chính cách giờ đi ngủ 1-2 tiếng.
Cho bé tập dùng thìa
Trên 8 tháng tuổi, có thể cho bé tập xúc thìa song song với việc tập ăn bốc (tập xen kẽ giữa các ngày). Về việc tập cho bé ăn bằng thìa thì các mẹ phải làm mẫu cho bé rồi để bé tập làm quen. Mẹ Tép sẽ chia sẻ thêm về việc này sau khi thực hành với Tép nhé.
Các mẹ nhớ chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Đừng quên đăng ký nhận thông báo bài viết mới, hẹn các mẹ trong bài viết sắp tới ạ!