Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và lớn lên của bé yêu trong bụng mẹ.
Sự phát triển của thai nhi ở Tam cá nguyệt thứ nhất
Sau khi thụ tinh và làm tổ, em bé ban đầu chỉ là một phôi thai gồm hai lớp tế bào mà từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể sẽ hình thành. Em bé của mẹ sẽ phát triển nhanh chóng tới kích thước bằng hạt đậu tây và liên tục di chuyển. Tim đập nhanh và ruột đang hình thành. Dái tai, mí mắt, miệng và mũi của em bé cũng dần xuất hiện.

2 tuần
Đây có lẽ sẽ là thời khắc thay đổi của cuộc đời một người phụ nữ. Đó là khi trứng rụng, nếu trứng gặp tinh trùng, và mẹ bắt đầu quá trình mang thai!

3 tuần
Em bé của mẹ là một quả bóng nhỏ – được gọi là phôi nang – tạo thành từ vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng.

4 tuần
Sâu trong tử cung của mẹ, em bé là một phôi thai được tạo thành từ hai lớp. Nhau thai nguyên thủy lúc này đang phát triển.

5 tuần
Phôi thai nhỏ đang phát triển mạnh mẽ và mẹ có thể nhận thấy những khó chịu khi mang thai như đau ngực và mệt mỏi.

6 tuần
Tai, mũi, miệng của em bé đang bắt đầu thành hình. Mẹ có thể đang bắt đầu ốm nghén và ra máu một chút.

7 tuần
Em bé của mẹ – vẫn còn là một phôi thai với một cái đuôi nhỏ – đang hình thành bàn tay và bàn chân. Kích thước tử cung của mẹ lúc này đã tăng gấp đôi.

8 tuần
Em bé liên tục di chuyển, mặc dù mẹ không thể cảm nhận được. Thời điểm này, mẹ nên cân nhắc làm các xét nghiệm trước khi sinh.

9 tuần
Em bé dài 2,5 centimet đã bắt đầu có hình hài trông giống người hơn. Mẹ nhận ra vòng eo của mình đang tăng dần lên.

10 tuần
Em bé của mẹ đã hoàn thành giai đoạn phát triển quan trọng nhất! Các cơ quan và cấu trúc đã sẵn sàng và đang lớn dần lên.

11 tuần
Bàn tay của em bé sẽ sớm có thể mở ra và nắm lại. Những mầm răng nhỏ cũng đang xuất hiện bên dưới nướu.

12 tuần
Những ngón chân nhỏ xíu của em bé có thể co lại, não bộ đang phát triển mạnh mẽ và thận bắt đầu bài tiết nước tiểu.

13 tuần
Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên rồi! Em bé của mẹ bây giờ đã có dấu vân tay và dài gần 8 centimet rồi.
Sự phát triển của thai nhi ở Tam cá nguyệt thứ hai
Vào đầu tam cá nguyệt thứ hai, trẻ dài khoảng 9 centimet và nặng khoảng 42.5 gam. Những dấu vân tay độc nhất, nhỏ xíu đã xuất hiện và trái tim có thể bơm 25 lít máu mỗi ngày. Nhiều tuần trôi qua, khung xương của em bé bắt đầu cứng lại từ sụn như cao su thành xương và em bé phát triển khả năng nghe. Mẹ có thể sẽ sớm cảm thấy những cú đá và sự rung rinh.

14 tuần
Những bộ phận nhỏ xíu của em bé đang có những sự phát triển khác nhau. Mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng và ít buồn nôn hơn.

15 tuần
Em bé của mẹ có thể cảm nhận được ánh sáng và đang hình thành vị giác. Mẹ bị nghẹt mũi. Đó là một tác dụng phụ khi mang thai.

16 tuần
Hãy sẵn sàng cho sự phát triển vượt bậc. Trong vài tuần tới, em bé của mẹ sẽ tăng gấp đôi trọng lượng của mình và thêm nhiều centimet vào chiều dài của mình.

17 tuần
Khung xương của em bé đang chuyển từ dạng sụn mềm sang dạng xương, dây rốn ngày càng phát triển mạnh và dày hơn.

18 tuần
Bộ phận sinh dục của em bé đã phát triển đủ để có thể nhìn thấy khi siêu âm. Mẹ đói bụng? Sự thèm ăn tăng lên là bình thường.

19 tuần
Mẹ thử hát nhé. Em bé của mẹ có thể nghe thấy mẹ rồi đấy! Nếu hai bên sườn của mẹ bị đau, đó có thể là đau dây chằng tròn.

20 tuần
Xin chúc mừng, mẹ đang ở nửa chặng đường của thai kỳ rồi! Em bé của mẹ hiện đã có thể nuốt nhiều hơn và sản xuất phân su.

21 tuần
Cảm thấy em bé của mẹ chuyển động? Những pha rung rinh ban đầu này sẽ sớm trở thành những cú đá chính thức. Sự thật thú vị: Em bé đã có lông mày!

22 tuần
Em bé của mẹ bắt đầu trông giống như một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Và cái bụng ngày càng lớn của mẹ càng lúc càng gây chú ý hơn.

23 tuần
Khi mẹ di chuyển, em bé của mẹ có thể cảm nhận được sự chuyển động. Sớm thôi, mẹ có thể nhận thấy sưng tấy ở mắt cá chân và bàn chân.

24 tuần
Em bé của mẹ dài và nhỏ nhắn, giống như một bắp ngô. Và tử cung đang phát triển của mẹ bây giờ có kích thước bằng một quả bóng đá.

25 tuần
Bé con của mẹ bắt đầu trông bụ bẫm và mọc nhiều tóc hơn. Tóc của mẹ cũng có thể trông bóng mượt hơn.

26 tuần
Em bé của mẹ có thể hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, đây là cách tốt để em bé tập thở.

27 tuần
Mẹ cảm thấy nhột một chú? Có thể là do em bé của mẹ bị nấc cụt. Em bé cũng đang tập nhắm, mở mắt và thậm chí biết mút ngón tay.
Sự phát triển của thai nhi ở Tam cá nguyệt thứ ba
Trẻ sơ sinh nặng khoảng một cân vào đầu tam cá nguyệt thứ ba. Mắt em bé giờ đây đã có lông mi, và em bé đã có thể chớp mắt. Làn da nhăn nheo bắt đầu mịn hơn khi cơ thể tích mỡ. Móng tay, móng chân và tóc thật (hoặc ít nhất là một số lông tơ màu hồng đào) cũng đang phát triển. Não được bổ sung hàng tỷ tế bào thần kinh vào não. Em bé sắp chào đời của mẹ sẽ tăng cân rất nhiều vào những tuần cuối cùng ở trong tử cung của mẹ. Khi đủ tháng, em bé trung bình dài hơn 48 centimet và nặng gần 3 cân.

28 tuần
Chào mừng đến với tam cá nguyệt cuối cùng của mẹ! Đôi mắt của em bé đang phát triển có thể nhìn thấy ánh sáng lọc qua tử cung của bạn.

29 tuần
Các cơ và phổi của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Đầu của em bé đang lớn dần lên để tạo khoảng trống cho bộ não đang phát triển của con.

30 tuần
Em bé của mẹ bây giờ nặng gần 1,4 cân. Trong khi đó, mẹ có thể đang phải chống chọi với tâm trạng thất thường, cơ thể vụng về và mệt mỏi.

31 tuần
Những cú đạp mạnh của em bé có thể khiến mẹ thức giấc vào ban đêm – và mẹ cũng có thể cảm thấy những cơn co thắt Braxton Hicks (hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả) nữa.

32 tuần
Em bé của mẹ đang bụ bẫm lên! Trong khi đó, tử cung càng lúc càng mở rộng của mẹ có thể gây ra chứng ợ nóng và khó thở.

33 tuần
Với em bé của mẹ bây giờ nặng hơn 1,8 cân một chút, mẹ có thể đang lạch bạch – và có thể cảm thấy không thoải mái khi ở trên giường.

34 tuần
Hệ thần kinh trung ương và phổi của em bé đang hoàn thiện. Chóng mặt và mệt mỏi có thể khiến mẹ chậm lại.

35 tuần
Tử cung của mẹ đã quá chật chội để em bé thực hiện các động tác lộn nhào, nhưng mẹ vẫn sẽ cảm thấy các cử động thường xuyên – chỉ ít kịch tính hơn thôi.

36 tuần
Em bé của mẹ đang tăng cân mỗi ngày. Mẹ có thể cảm thấy em bé như “tụt” xuống xương chậu khi mẹ sắp đến ngày dự sinh.

37 tuần
Não và phổi của em bé đang tiếp tục phát triển. Mẹ có thể tiết nhiều dịch âm đạo hơn và thỉnh thoảng có những cơn co thắt.

38 tuần
Em bé của mẹ đã có thể nắm chắc tay, mẹ sẽ có thể tự mình kiểm tra điều này sớm thôi! Trong lúc này, mẹ hãy để ý các dấu hiệu của tiền sản giật.

39 tuần
Em bé của mẹ đã đủ tháng trong tuần này và đang chờ để được chào cả thế giới! Nếu mẹ vỡ ối, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

40 tuần
Em bé của mẹ có kích thước bằng một quả bí ngô nhỏ! Đừng lo lắng nếu mẹ vẫn chưa sinh – quá ngày dự sinh là chuyện thường.

41 tuần
Dù cảm thấy rất thoải mái trong bụng mẹ, em bé cũng không thể ở trong bạn lâu hơn nữa đâu.
Bài viết gốc: Pregnancy Week by Week

Mẹ cũng nên đọc: