Cho bé ăn dặm: Cùng mẹ Tép tìm hiểu nhé

Categorized as Chăm sóc trẻ
Cho bé ăn dặm: Cùng mẹ Tép tìm hiểu nhé

Tép đã tới giai đoạn ăn dặm. Vợ chồng mình đã đưa Tép tới viện để khám, xét nghiệm máu xem có thiếu chất gì không và nghe bác sĩ nhi tư vấn về vấn đề dinh dưỡng để chuẩn bị cho bé ăn dặm.

Giai đoạn từ 5 đến 6 tháng này các bé thường thiếu sắt và đạm do nhu cầu phát triển của cơ thể. Ở độ tuổi này trẻ phải tự tạo hồng cầu mới thay thế hồng cầu cũ già chết đi. Trong khi đó nguồn dự trữ sắt mẹ cho đã cạn kiệt, sữa mẹ không đủ cung cấp sắt cho trẻ. Vì thế cần bổ sung sắt qua chế độ ăn dặm.

Mẹ Tép xin được chia sẻ lại với các mẹ những gì bác sĩ tư vấn nhé!

[su_note note_color=”#FDF2D9″]

Những lưu ý quan trọng

  • Chuẩn bị dụng cụ riêng cho bé ăn dặm, không sử dụng chung đồ với người lớn.
  • Giai đoạn ăn dặm để bé tập làm quen với các loại thức ăn, sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này.
  • Cho bé ăn theo nhu cầu, không ép bé ăn.
  • Khi cho bé ăn dặm nên để bé ngồi ghế ăn nếu bé đã tự ngồi vững được hoặc cho bé ngồi tựa vào người bố, mẹ ở tư thế ngồi. Không cho bé nằm ăn vì không tốt và trẻ dễ dễ bị sặc.
  • Không dụ bé ăn bằng cách bế rong đi chơi, làm trò đùa nghịch hoặc cho bé xem tivi hay điện thoại.
  • Giới hạn thời gian ăn của bé trong tối đa 30 phút.
  • Không nêm nếm bất cứ gia vị (muối, đường…) vào đồ ăn dặm của bé.
  • Hãy cho trẻ làm quen dần với từng loại thực phẩm. Không nên vội vàng cho quá nhiều loại thực phẩm như tôm, cua, cá… vào khi trẻ mới bắt đầu tập ăn. Hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa hoàn thiện, dễ gây dị ứng. Khi cho bé ăn nhiều loại cùng lúc, bố mẹ khó có thể biết được trẻ bị dị ứng với loại nào, khó xác định nguyên nhân và cách xử lý.

[/su_note]

Các giai đoạn cho bé ăn dặm

Có thể bắt đầu khi bé được 5 tháng rưỡi tuổi trở lên. Bố mẹ nên theo dõi và đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn tùy vào nhu cầu của bé nhà mình.

Giai đoạn từ 5,5 đến 7 tháng tuổi

[su_table]

9 ngày đầu tiên Thực đơn (*Các mẹ tự tìm hiểu và lựa chọn đa dạng các loại rau củ nhé!)
Ngày 1-3 Cháo trắng (rây nhuyễn)
Ngày 4-6 Ăn rau củ (Hấp, rây nhuyễn cùng một chút nước cho sệt là được)

  • Ngày 4: Rau xanh. Ví dụ: Rau mồng tơi, cải bó xôi.
  • Ngày 5: Cà rốt
  • Ngày 6: Bí đỏ
Ngày 7-9 Cháo trắng + Rau củ

  • Ngày 7: Cháo + Rau xanh
  • Ngày 8: Cháo + Cà rốt
  • Ngày 9: Cháo + Bí đỏ

[/su_table]

Sau 9 ngày đầu, bắt đầu bổ sung thịt (lợn, bò*) vào thực đơn ăn dặm của bé. Vì giai đoạn này bé thường thiếu sắt và đạm do nhu cầu phát triển mà nguồn cung cấp và dự trữ từ sữa mẹ không còn đáp ứng đủ. Bé cần được bổ sung qua đồ ăn dặm.

*Thịt lợn, thịt bò giàu chất đạm và sắt. Hai loại thịt này lành tính nhất cho hệ tiêu hoá và miễn dịch của bé.

[su_table]

Ngày 10-12 Cháo rau củ + Thịt xay nhuyễn (lợn hoặc bò)

  • Định lượng: 1/2 bát cháo trắng + 2 thìa rau + 2 thìa thịt
  • Các mẹ nhớ rây cháo nhuyễn, dạng sệt.
  • Nếu bé không ăn hết nửa bát thì chia làm 2 bữa trong ngày.
Sau 12 ngày Cháo rau củ + Thịt + Dầu ăn (dành cho bé*)

  • Bổ sung 1 thìa dầu ăn vào bát cháo rau thịt đã chuẩn bị xong.

[/su_table]

Sau 12 ngày ăn dặm, lúc này bé đã có một bữa ăn hoàn chỉnh với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

*Những loại dầu thực vật có thể sử dụng cho bé:

  • Dầu ô liu
  • Dầu đậu nành
  • Dầu đậu phộng
  • Dầu mè
  • Dầu óc chó
  • Dầu gấc (Dùng được nhưng không dùng thường xuyên)

[su_note note_color=”#FDF2D9″]

Lưu ý:

  • Không sử dụng dầu dừa và mỡ vì nó là chất béo no làm cho bé khó tiêu hoá.
  • Dùng loại dầu dành riêng cho bé, không sử dụng dầu dành cho người lớn.
  • Loại dầu cho bé là loại dầu đã tinh luyện nên khi nấu lên sẽ thành chất độc. Vì vậy sau khi nấu chín đồ ăn dặm mới bỏ dầu vào trộn đều là hoàn thiện.

[/su_note]

Giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi

Bé đã có thể nhai được, thức ăn ko cần rây nhuyễn như trước.

Bé có thể ăn được đồ đồng như: cá, cua đồng, lươn, tôm sông, và thịt gà

Khoảng 8 tháng: Khi bé có thể ngồi vững, cầm nắm đồ ăn tốt thì có thể cho bé ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy (Baby-Led Weaning). Mẹ Tép sẽ viết bài chia sẻ về ăn dặm bé tự chỉ huy sau khi Tép đến giai đoạn này nhé!

Sách tham khảo:

Giai đoạn sau 9 tháng tuổi

Bé có thể ăn đồ biển: Tôm, cua, cá…

Các mẹ đừng vội vàng khi cho bé ăn dặm, cứ từ từ từng bước một. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé!

Sau 6 tháng tuổi, mẹ cũng đã có thể cho bé ăn trái cây vào bữa phụ rồi. Chuối, bơ, đu đủ, nho… rây nhuyễn trong giai đoạn đầu nhé!


[su_service title=”Mách nhỏ cách mẹ Tép làm cháo trắng” icon=”icon: lightbulb-o” icon_color=”#f5477c” size=”20″]

Khi các mẹ nấu cơm gia đình thì có thể nấu kèm cháo cho bé để tiết kiệm thời gian. Cho gạo và nước tỉ lệ 1:10, bỏ vào trong bát sứ rồi nấu như cơm bình thường. Sau khi chín bỏ ra rây nhuyễn khoảng 3 lần là xong.

Nên nấu và trữ thức ăn cho bé vào khay (dạng khay đá). Cất trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông. Trữ riêng từng loại và sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày.[/su_service]

Mẹ Tép khuyên các bố mẹ nên đưa bé đi khám trước giai đoạn ăn dặm để xem bé có bị thiếu chất gì không và tình hình sức khoẻ như thế nào. Tuỳ thể trạng của mỗi bé, bác sĩ sẽ tư vấn được cụ thể hơn.

Chúc các bé ăn dặm vui vẻ và khoẻ mạnh!

By Tâm Bùi

Mẹ của Tép

9 comments

  1. Bé nhà mình đc 6m òi.. vậy mình đưa bé đi khám dinh dưỡng rồi mới cho ăn dặm hả mom??

    1. Không bắt buộc làm cái nào trước, cái nào sau nhé mẹ nó.

      Nhưng mình khuyến khích các mẹ cho bé đi khám để biết rõ con có thiếu chất gì không, tình hình sức khoẻ thế nào để bổ sung hợp lý khi cho bé ăn dặm. Việc khám định kỳ cho bé cũng là tốt thôi.

      Chúc bé ăn ngon và luôn vui khoẻ!

  2. Cách bạn định lượng cho bé ăn ở những ngày đầu mới tập ăn dặm là như thế nào vậy bạn

    1. Mình ở Đà Nẵng nên cho bé đi khám dinh dưỡng ở bệnh viện Hoàn Mỹ. Theo mình biết có những bệnh viện họ không quan trọng việc khám dinh dưỡng hay kiểm tra thiếu chất bằng xét nghiệm máu. Chỉ khám thông thường qua quan sát, thậm chí kê bổ sung các chất như canxi, sắt theo cảm tính. Mẹ nó nên lưu ý lựa chọn bệnh viện cho phù hợp.

      Định lượng cho bé bắt đầu ăn dặm như mình nói ở trên là tùy theo nhu cầu của mỗi bé. Lúc mới ăn thì nhiều bé chỉ có thể ăn khoảng 2 thìa thức ăn. Cũng không khuyến khích bé ăn nhiều ngay từ đầu để bé tập thích nghi nên mẹ cứ thoải mái nhé.

  3. Mom cho mk hỏi, nếu trứ đông đồ ăn của bé, thì lúc lấy ra mk có chế thêm nước ấm ko vậy mom?

    1. Mình bỏ đồ ăn xuống ngăn mát cho dã đông trước khi chuẩn bị bữa ăn cho bé. Mình thường làm nóng lại đồ ăn bằng cách hấp cách thủy nên không cần phải cho thêm nước.

      Mẹ nó làm cách nào cũng được nhưng phải làm nóng (sôi) lại đồ ăn trước khi cho bé dùng nhé!

  4. Mom cho mình hỏi với ạ.
    Mình cho bé tập ăn dặm lúc 5m rưõi. Lúc đầu cũng thực đơn như mom giới thiệu ấy. Nhưng bé ko hợp tác. Mình nghĩ mới đầu bé vậy nên kiên trì khoảng 1 tháng bé vẫn ko thích ăn kiểu nấu nhuyễn .đặc biệt là lẫn thịt ,rau vào cháo thì phì ra hết. Nhưng thích ăm bốc và ăn thô. Ăn riêng từng món và ko được loãng thì chịu ăn xíu. Nên mình bỏ nấu cháo cho bé luôn. Nhưng ăn bốc thì ăn ko được bao nhiêu. Nay bé được 7m rồi mom ak. Vậy giờ mình cho bé ăn như nào được mom. Thực đơn như nào được ạ? Mà bé mình mấy ngày mới chịu đi nặng. Ăn thịt trứng là bin táo. Mình nên bổ sung gì hay ăn gì để con đi đều được ak.

    Mong mom hồi đáp!

    1. Chào mẹ Cún!

      1. Nếu bé không thích ăn cháo nhuyễn, bé hợp ăn bốc thì mẹ có thể cho bé ăn theo phương pháp tự chỉ huy (BLW). Bé cũng hơn 7 tháng rồi, nếu nấu cháo, mẹ nên làm dạng cháo hạt hoặc cháo yến mạch. Mình thấy các bé rất thích đó ạ.

      Ăn tự chỉ huy lúc đầu không được nhiều nhưng dần dần bé sẽ hoàn thiện kỹ năng hơn và ăn được lượng nhiều hơn. Ở giai đoạn này sữa vẫn là thức ăn chính của bé, nên mẹ cứ để bé ăn theo nhu cầu. Bé nhà mình ở giai đoạn này cũng ăn xen kẽ cháo và BLW. Đến 10 tháng thì bé ăn tự chỉ hoàn toàn, thi thoảng ăn cháo yến mạch cho đến giờ.

      Mẹ có thể cho bé ăn cơm, bún, mỳ, thịt xé nhỏ, rau củ tùy theo khẩu vị của bé. Nói chung, đủ 4 nhóm chất là được.

      Về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và thực đơn mẹ có thể tham khảo thêm ở bài này: https://tambui.me/tep-hoc-an-dam-tu-chi-huy/ và mua sách Ăn dặm không phải là cuộc chiến nhé.

      2. Về vấn đề táo bón của bé, mẹ nên cân bằng giữa chất xơ và chất đạm, ăn thêm rau củ, trái cây, sữa chua, và uống thêm nước nhé!

      Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh BioGaia (https://tambui.me/product/biogaia/). Men này giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé, giúp tiêu hóa tốt hơn và đường ruột khỏe mạnh, hệ miễn dịch của bé cũng tốt hơn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *