Tép bắt đầu mọc răng từ lúc gần 8 tháng tuổi. Răng nhú kèm sốt cao (39.5°C), nôn, phân lỏng, chảy nước mũi, dãi, biếng ăn, sốt cao nên quấy khóc rất nhiều. Mình cho Tép đi viện, bác sỹ cho xét nghiệm máu thì bị sốt vi-rút.
Lần đầu Tép bị sốt bố mẹ rất luống cuống, không biết phải làm sao. Vì sốt thì chỉ biết dùng thuốc hạ sốt, tích cực cho ti mẹ, lau nước ấm để hạ nhiệt cho con. Cơn sốt thì cứ giảm khoảng 4-5 tiếng là lại sốt cao trở lại.
Khi Tép con tròn 10 tháng tuổi, em có thêm một bạn răng nữa nhú lên. Lần này Tép không bị sốt như hai lần trước. Con vẫn vui chơi được bình thường chỉ hơi quấy hơn thôi. Bố mẹ cũng đã để ý và chuẩn bị mọi thứ cần thiết giúp em thoải mái trong những ngày mọc răng khó chịu. Thế là Tép đã trải qua 3 lần mọc răng: lần đầu 2 răng cửa dưới, lần hai và lần ba mỗi lần mọc 1 răng cửa trên. Vậy là con đã có 4 răng rồi!
Sau một vài lần chăm sóc khi bé mọc răng và bị sốt vi-rút như vậy, mẹ Tép đã có thêm kinh nghiệm sẽ chia sẻ cùng các mẹ trong bài viết này.
Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng
Thời điểm mọc răng sữa lần đầu của các bé thường vào khoảng 6-8 tháng tuổi. Có một số bé mọc sớm hơn và chậm hơn, nhưng đều có một số dấu hiệu sau:
- Lợi sưng đỏ
- Nhiều nước dãi
- Hay gặm, cắn, nghiến răng, nghiến lợi
- Biếng bú, biếng ăn
- Quấy khóc nhiều
- Khó ngủ hơn
- Sốt nhẹ
Những dấu hiệu trên thường xuất hiện trước 4 ngày so với khi răng sữa nhú ra khỏi nướu. Khi nứt lợi, tấy đỏ, răng nhú ra khỏi, các bé thường bị sốt nhưng không sốt cao. Nếu bé sốt trên 38.5°C thì nhiều khả năng không phải do mọc răng, mà bé đang sốt do bệnh. Bởi vì khi mọc răng là lúc cơ thể bước vào giai đoạn mới, hệ miễn dịch thay đổi nên những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ của con, nếu bé sốt cao và kéo dài thì nên đưa bé đi khám.
Bố mẹ lưu ý những dấu hiệu dưới đây KHÔNG phải là do mọc răng, đặc biệt là nếu nó kéo dài trên 24 tiếng:
- Tiêu chảy
- Sổ mũi
- Sốt cao
Theo dõi nhiệt độ của con
- Mặc thoáng cho bé, không mặc bỉm khi bé bị sốt.
- Lau nước ấm vào nách, bẹn, cổ giúp hạ nhiệt cho bé.
- Tránh cho bé vận động nhiều
- Không nên đưa bé ra ngoài chơi hoặc tiếp xúc với nhiều người vì khi bé mọc răng là thời điểm cơ thể thay đổi, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thân nhiệt của bé.
Chăm sóc khi bé mọc răng
Trong những ngày mọc răng, bé thường chán ăn. Các mẹ không nên ép bé ăn nhiều. Nên nấu những món dễ ăn, mềm, không quá nóng, dễ tiêu hoá.
Cho bé ti mẹ nhiều hơn, bổ sung thêm nước cho bé để tránh mất nước do đi ngoài phân lỏng và giúp bé hạ nhiệt, tránh bị sốt hoặc để hạ sốt. Nhất là trong thời tiết mùa hè nóng bức, các mẹ cần bổ sung thêm nước cho bé bằng cách cho bé uống các loại nước như nước ấm, trà dành cho trẻ em, nước hạt sen, nước rau củ luộc. Nếu bé đã ăn dặm, có thể cho bé ăn thêm trái cây, nước ép để cung cấp thêm vitamin giúp bé tăng đề kháng.
Mẹ có thể cho bé gặm một chiếc khăn lạnh hoặc trái cây lạnh cũng có thể giúp bé đỡ đau, ngứa lợi và cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi bé bắt đầu mọc răng cũng là lúc mẹ nên nghĩ đến việc chăm sóc răng miệng cho bé. Việc đánh răng cho bé, đặc biệt là trước khi đi ngủ vừa giúp chăm sóc răng vừa tạo cho bé thói quen tốt cho sau này. Những khi bé mọc răng, vệ sinh răng miệng cũng làm giảm khả năng viêm lợi cho bé nữa đấy ạ.
Các loại thuốc cho bé mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng
- Thuốc hạ sốt dùng khi bé bị sốt từ 38.5°C trở lên.
- Gel bôi lợi giúp giảm đau, tránh viêm lợi.
Rút kinh nghiệm từ bản thân trong lần Tép bị sốt đó là: Việc chuẩn bị sẵn thuốc trong nhà là rất quan trọng. Mình đã không chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt. Khi thấy Tép bắt đầu nóng người thì mới đi mua.
[su_note note_color=”#FDF2D9″]Mẹ nên đọc thêm: Chăm sóc trẻ bị sốt[/su_note]
Loại thuốc hạ sốt ở trong viện và các hiệu thuốc thường bán là Hapacol 80mg Paracetamol. Loại này do Việt Nam mình sản xuất. Không hiểu sao thuốc hạ sốt rất kém và rất chậm, khiến bé lúc nào cũng ở trong trạng thái sốt cao li bì. Loại Efferalgan liều lượng cũng vậy nhưng của Pháp sản xuất lần trước mình dùng thì hạ sốt tốt hơn. Nhưng loại này mua thường rất ít chỗ có bán.
Điểm chung của hai loại thuốc hạ sốt này là đều dạng bột pha. Vừa phải pha nhiều nước mà lại khó uống. Khi con sốt cao mệt mà uống chỗ thuốc đó thường sẽ phản kháng mạnh như gào khóc, nghiến chặt không chịu uống, nhè, nôn trớ… Tép uống thuốc cũng vậy nên mệt mỏi lắm các mẹ ạ. Uống những loại thuốc hạ sốt kém, bé vẫn phải dùng ngày 6 liều thuốc mà vẫn sốt cao liên tục rất mệt và nguy hiểm.
Pedicetamol ®
Sau một thời gian tìm hiểu, mình được một chị ở Ba Lan giới thiệu thuốc Pedicetamol. Đây là loại thuốc loại sirô giúp giảm đau và hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được dùng phổ biến ở bên đó. Pedicetamol tác dụng nhanh và an toàn, đặc biệt là liều lượng dùng ít hơn 4 lần so với các loại sirô và thuốc hạ sốt khác. Sử dụng thuốc cũng đơn giản với bảng liều lượng chỉ định chính xác theo cân nặng kèm theo.
[su_note note_color=”#FDF2D9″]Các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin ở đây.[/su_note]
Điều quan trọng nữa là giai đoạn bé mọc răng hoặc bị ốm sốt là thời điểm mà bé thường hay quấy khóc hơn nên các bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý, kiên nhẫn, bình tĩnh và yêu thương các bé nhiều hơn nhé ạ!